Những vùng và những nền văn minh lớn Lịch_sử_thế_giới

Bài chi tiết: Văn minh

Tới những thế kỷ cuối cùng TCN, vùng Địa Trung Hải, sông Hằngsông Dương Tử đã trở thành khu vực phát sinh của các đế quốc mà các nhà cai trị về sau này sẽ phải tìm cách học tập. Trong lịch sử Ấn Độ, đế quốc Maurya cai trị đa phần tiểu lục địa Ấn Độ, trong khi người Pandyas cai trị phần nam Ấn Độ. Trong lịch sử Trung Quốc, nhà Tầnnhà Hán đã mở rộng sự cai trị của đế quốc thông qua sự thống nhất chính trị, cải thiện thông tin và nổi tiếng nhất là việc thành lập nhà nước độc quyền của vua Hán Quang Vũ Đế. Ở phía tây, những người La Mã bắt đầu mở rộng lãnh thổ của mình thông qua các cuộc chinh phục và thực dân hóa từ thế kỷ III TCN. Dưới thời cai trị của Hoàng đế Augustus, khoảng thời điểm ra đời của Giêsu thành Nazareth, La Mã kiểm soát mọi vùng đất bao quanh Địa Trung Hải.

Các đế quốc vĩ đại dựa trên khả năng khai thác quá trình sáp nhập thông qua quân sự và việc thành lập những vùng định cư được bảo vệ để trở thành những trung tâm nông nghiệp. Hòa bình mà họ mang lại thúc đẩy thương mại quốc tế, mà nổi tiếng nhất là sự phát triển của con đường tơ lụa. Họ cũng phải đối mặt với các vấn đề thông thường, như những vấn đề liên quan tới việc duy trì những đội quân đông đảo và ủng hộ một chế độ quan liêu trung tâm. Các chi phí đó đều đổ lên đầu nông dân, trong khi những lãnh chúa đất ngày càng trốn tránh quyền kiểm soát từ trung ương và cũng không chịu nộp thuế cho nhà nước. Áp lực của các bộ lạc du cư ở biên giới cũng đẩy nhanh quá trình tan rã từ bên trong. Vương triều nhà Hán rơi vào nội chiến năm 220, trong khi Đế quốc La Mã bắt đầu giảm tập trung hóa và cũng bị phân chia vào thời gian đó.

Trên các vùng khí hậu ở Âu Á, châu Mỹ và Bắc Phi, các đế quốc lớn tiếp tục nổi lên và sụp đổ. Tại Ba Tư, Vương triều nhà Sassanid phát triển hùng mạnh, với các Hoàng đế Ardashir I, Shapur I, Shapur IIKhosrow I.[71]

Sự tan rã dần dần của đế quốc La Mã, đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, từ sau thế kỷ thứ II, trùng khớp với sự mở rộng của Ki-tô giáo về phía tây từ Trung Đông. Phần phía tây của Đế quốc La Mã rơi vào tay của nhiều bộ lạc người Đức vào thế kỷ thứ V, và những xã hội đó dần phát triển thành một số chiến quốc, tất cả đều liên kết với Giáo hội Công giáo La Mã theo cách này hay cách khác. Phần còn lại của đế quốc La Mã ở phía đông Địa Trung Hải từ đó được gọi là đế quốc Đông La Mã. Nhiều thế kỷ sau, một sự hợp nhất có giới hạn đã phục hồi lại tây Âu thông qua sự thành lập đế quốc La Mã thần thánh, gồm một số quốc gia hiện thuộc ĐứcÝ.

Tại Trung Quốc, các triều đại nổi lên rồi lại sụp đổ giống như nhau. Những người du cư từ phía bắc bắt đầu xâm chiếm từ thế kỷ thứ IV, cuối cùng chinh phục hầu như toàn bộ miền bắc Trung Quốc và lập nên nhiều tiểu quốc. Nhà Tuỳ tái thống nhất Trung Quốc năm 581, và dưới thời nhà Đường (618-907) Trung Quốc lần thứ hai trải qua thời cực thịnh của họ. Tuy nhiên, nhà Đường cũng tan vỡ và, sau khoảng nửa thế kỷ hỗn loạn, nhà bắc Tống thống nhất Trung Quốc năm 982. Tuy nhiên, áp lực từ các quốc gia du cư phía bắc ngày càng cấp bách. Toàn bộ miền bắc Trung Quốc rơi vào tay người Nữ Chân năm 1141 và đế quốc Mông Cổ đã chinh phục toàn bộ Trung Quốc năm 1279, cũng như hầu như toàn bộ vùng Âu Á, chỉ còn lại vùng tây Âutrung Âu, Nhật BảnĐông Nam Á- hoặc là lệ thuộc như Cao Ly hoặc là đánh thắng như Việt Nam.

Miền bắc Ấn Độ được cai trị bởi đế quốc Gupta vào thời đó. Ở miền nam Ấn, ba vương quốc của bật của người Tamil xuất hiện, là Chera, Chola, và Pallava. Sự ổn định tiếp sau đó góp phần báo trước thời đại hoàng kim của văn hoá Ấn Độ giáo vào thế kỷ thứ IVthế kỷ V.

Xác ướp Inca.Tàn tích của Machu Picchu, "thành phố đã biến mất của người Incas," đã trở thành một biểu tượng được công nhận của nền văn minh Inca.

Các xã hội rộng lớn cũng bắt đầu được dựng lên ở Trung Mỹ vào thời kỳ đó, người Maya và người AztecMesoamerica là những xã hội phát triển nhất. Khi nền văn hoá nguyên gốc của người Olmec dần tàn lụi, các thành bang lớn của người Maya chậm rãi vượt lên cả về số lượng và tầm ảnh hưởng, và văn hoá Maya phát triển ra khắp Yucatán và các vùng xung quanh. Đế quốc về sau này của người Aztec được xây dựng trên những nền văn hoá láng giềng và bị ảnh hưởng từ những dân tộc đã bị chinh phục, như người Toltec.

Nam Mỹ chứng kiến sự trỗi dậy của người Inca vào thế kỷ thứ XIVthế kỷ thứ XV. Đế chế Inca ở Tawantinsuyu trải dài ra toàn bộ vùng Andes và có kinh đô ở Cusco. Inca thời ấy rất thịnh vượng và tiến bộ, được biết tới nhờ hệ thống đường sá Inca tuyệt vời và các công trình xây dựng lớn.

Hồi giáo, khởi đầu từ vùng Ả Rập vào thế kỷ thứ VII, cũng là một trong những thế lực đáng chú ý nhất trong suốt lịch sử thế giới, từ khởi đầu với một số ít tín đồ nó đã trở thành nền tảng cơ bản của nhiều đế quốc rộng lớn tại Ấn Độ, Trung Đông và Bắc Phi.

Ở vùng Đông Bắc Phi, NubiaEthiopia, cả hai nước từ lâu đã có quan hệ với vùng Địa Trung Hải, vẫn thuộc ảnh hưởng của Ki-tô giáo trong khi phần còn lại của châu Phi phía bắc đường xích đạo đã đổi sang Hồi giáo. Cùng với Hồi giáo là những kỹ thuật mới đã lần đầu tiên cho phép thương mại chính yếu vượt qua Sahara. Nguồn thuế từ thương mại đó dẫn tới sự thịnh vượng ở Bắc Phi và sự nổi lên của nhiều vương quốc vùng Sahel.

Thời kỳ này được ghi dấu bởi sự cải tiến kỹ thuật chậm chạp nhưng chắc chắn, với những sự phát triển có tầm ảnh hưởng quan trọng như bàn đạp yên ngựa và bừa (mouldboard plough) xuất hiện cách nhau chỉ vài thế kỷ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_thế_giới http://www.ifi.unicamp.br/~ghtc/sources/articles.h... http://print.google.com/print?id=TbiVDVY6mRYC&pg=8... http://vlib.iue.it/history/index.html http://www.actionbioscience.org/evolution/johanson... http://www.indianoceanhistory.org/ http://books.google.com.vn/books?id=0Rh2SSIhT6IC&p... http://books.google.com.vn/books?id=4LPODzLgDVEC&p... http://books.google.com.vn/books?id=jrVW9W9eiYMC&p... http://books.google.com.vn/books?id=yFocMaM49SgC&p... https://blogs.wsj.com/economics/2009/04/22/whats-a...